Chủ động đối mặt với nỗi lo bị sa thải là cách tốt nhất để ngăn nỗi sợ lấn át bạn. Cùng tìm hiểu cách đối mặt với sự lo âu bị sa thải
Nỗi lo sa thải xuất phát từ đâu?
Kể từ khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát trên toàn thế giới, thì nhiều công ty cũng bắt đầu đối mặt với những khó khăn như: khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, chi phí sinh hoạt đi cùng với lãi suất ngân hàng tăng vọt.v.v..
Những khó khăn khiến này hàng loạt công ty phải đưa ra nhiều quyết định như: cắt giảm nhân sự để tái cấu trúc công ty, thay đổi nơi làm việc hoặc giờ giấc làm việc… Điều này đã làm cho nhân viên trong doanh nghiệp luôn trong tình trạng thấp thỏm, không biết khi nào sẽ đến lượt mình nhận quyết định sa thải.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology nỗi lo về sa thải có thể làm giảm động lực và khả năng tập trung của nhân viên. Khi nỗi lo này kéo dài liên tục trong môi trường làm việc, nhân viên dễ dẫn đến rối loạn lo âu và trầm cảm.

03 phương pháp giúp đối phó với nỗi lo sa thải
1. Khi quá nhiều lo âu dồn nén, hãy dừng lại và thả lỏng
Lạm phát đang tăng cao ngất ngưởng, nền kinh tế biến động từng ngày. Mọi thứ dường như ảm đạm hơn bao giờ hết. Bạn nhận thấy sếp của mình tránh ánh mắt của bạn trong thang máy và nghe thấy những lời truyền miệng về công ty có ý định cắt giảm nhân sự. Những điều này sẽ khiến bạn luôn hoài nghi, lo âu về tương lai của mình.
Nhưng nếu bạn dừng lại và nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn, bạn sẽ có thể thấy rằng phần lớn nỗi lo lắng về việc bị sa thải có thể do bạn tự tưởng tượng.

Hãy chọn cho mình một cách thư giãn phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái, bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề tốt hơn.
2. Thay vì sợ hãi thì hãy thể hiện năng lực tốt hơn
Nếu công ty của bạn đã bắt đầu sa thải nhân viên hoặc đã công bố kế hoạch sa thải; bạn có thể phải lo lắng về công việc của mình. Việc lo lắng và tránh né mọi thứ là điều tự nhiên. Nhưng làm như vậy sẽ không làm cho mọi thứ tốt hơn.
Thay vào đó, hãy đánh giá lại giá trị mà bạn mang lại cho tổ chức/công ty của mình. Nhiệm vụ của bạn có đơn giản và người khác có dễ dàng làm thay cho bạn không? Bạn có tạo đủ doanh thu cho công ty không? Các dự án của bạn đã đạt được mục tiêu hàng tuần chưa?

Bạn nên nói chuyện với người quản lý của mình nếu bạn cảm thấy rằng thời gian của mình nên được sử dụng tốt hơn cho một nhiệm vụ khác; hoặc nếu bạn cảm thấy mình có thể mang lại nhiều giá trị hơn cho vị trí đó.
3. Lên kế hoạch cho tình huống xấu nhất:
Bạn sẽ làm gì nếu bạn bị cho nghỉ việc? Bạn sẽ đi đâu? Bạn muốn làm việc với ai sau công ty này?
Hãy lập kế hoạch quá trình hành động của bạn một cách chi tiết. Thảo luận với bản thân về cách đối mặt với tất cả những trở ngại đi kèm với việc sa thải bao gồm: tài chính, chăm sóc sức khỏe và tìm kiếm việc làm.
Ban đầu, bạn sẽ bi quan, nhưng sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy tự tin vào bản thân vì bạn biết phải làm gì nếu bị sa thải. Bạn có một kế hoạch chu đáo. Bạn đã lên kế hoạch cho từng bước của con đường, và bạn không bất lực. Điều này sẽ mang lại cho bạn cảm giác kiểm soát tốt hơn, giúp bạn đối phó với sự lo lắng bị sa thải.

Nếu nỗi lo lắng, sợ hãi của bạn liên tục kéo dài; hãy dành ít phút để tầm soát mức độ lo âu của mình
Lo lắng cho công việc hiện tại; lo lắng không biết khi nào sẽ bị sa thải.v.v.. là một trong những yếu tố tác động lên bạn, khiến bạn ủ rủ, chán nản, mệt mỏi và mất động lực.

Hãy cùng thực hiện bài trắc nghiệm nhanh tại https://grapsy.vn/benh-nhan/. Bạn sẽ được đánh giá mức độ lo âu, căng thẳng mà bạn đang gặp phải, để có cách xử lý và điều trị thích hợp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các nguồn khác tại: