CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là một loại sợ hãi thường liên quan đến một mối đe dọa nào đó đã biết được hoặc sẽ xảy đến trong tương lai; nhưng nó cũng có thể bắt nguồn từ một việc gì đó mới vừa xảy ra. Khác với cảm giác sợ hãi (fear), cái mà đáp ứng tức thì với mối nguy hiểm; rối loạn lo âu là một cảm giác lo lắng thường trực mà không có một lý do chuyên biệt nào.
Đa số chúng ta vượt qua được khoảnh khắc lo âu mà không diễn tiến nặng hơn. Song, rối loạn lo âu mãn tính có thể ảnh hưởng đến sự tập trung; làm hỏng một mối quan hệ nào đó hoặc ngay cả làm cho chúng ta không muốn rời khỏi nhà để đi đâu cả. Khoảng ¼ người Anh từng trải qua các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu mỗi năm và dường như rằng, những người này không tìm kiếm sự giúp đỡ y tế, nghĩa là chưa được chẩn đoán bệnh.
Vì vậy, có khả năng nhận ra các dạng khác nhau của rối loạn lo âu và chúng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta, cũng như làm thế nào để đáp ứng tích cực với nó là vấn đề quan trọng.
Rối loạn lo âu có các dạng nào ?
Rối loạn lo âu có các dạng như:
- Chứng sợ khoảng rộng (agoraphobia): đây là chứng sợ những nơi công cộng, nơi quá rộng, quá đông người, không lối thoát và ẩn chứa nhiều nguy hiểm, nơi chưa từng đến trước đó… Nỗi sợ này sẽ cản trở bệnh nhân hòa nhập với thế giới. Họ sẽ ngại đến chỗ đông người, rộng rãi, hoặc không gian hẹp gây nguy hiểm. Thường xảy ra ở người từ 18-35 tuổi.
- Rối loạn lo âu toàn thể (generalised anxiety disorder – GAD): là dạng rối loạn lo âu thường được chẩn đoán nhất, và thường gặp ở người trẻ. Là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu có đặc điểm cơ bản là sự lo âu lan tỏa và dai dẳng đồng thời không giới hạn và nổi bật trong bất cứ tình huống đặc biệt nào[1].
Triệu chứng thể chất thường đi kèm với lo âu bao gồm bất an, dễ mệt mỏi, run rẩy, căng thẳng bắp thịt, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp, chóng mặt, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, khó chịu ở vùng bụng, khó nuốt, buồn nôn, tính tình trở nên cáu kỉnh. - Rối loạn hoảng sợ (panic): là một dạng nâng lên thái quá của sự sợ hãi (fear), căng thẳng hoặc kích động quá mức. Triệu chứng bao gồm : đánh trống ngực, toát mồ hôi, đau ngực, nôn ói, khó thở, mất kiểm soát, ngất.
- Hội chứng sợ hay ám ảnh sợ hãi (phobia): là nỗi sợ hãi dai dẳng đối với một đối tượng hoặc một tình huống mà người đó luôn cố gắng tránh né, thường không liên quan đến sự nguy hiểm trong thực tế và được công nhận là sợ hãi không hợp lý.
Nói cách khác, người mắc bệnh luôn có biểu hiện phản ứng vượt quá kiểm soát với một sự vật, hiện tượng mà đối với những người khác là quá bình thường hay không đến mức phải sợ hãi cao độ. - Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD): là một bệnh lý tâm thần xảy ra ở một số người sau khi họ trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đe dọa đến tính mạng; như một trận đánh, một thiên tai, một tai nạn xe, hoặc một vụ tấn công tình dục.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) : là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh; lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng.
Điều gì gây ra lo âu?
Cảm giác lo âu có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như do gen; những thứ xảy ra trong cuộc sống, cách mà người đó học được, ứng phó với những thứ đó,…
Một cuộc khảo sát ở Anh :
- Yếu tố tài chính: 45% người được khảo sát cho rằng lý do về tài chính là nguyên nhân gây cảm giác lo âu cho ho.
Những người đang ở độ tuổi lao động, lao động bán thời gian; hoặc thất nghiệp luôn lo sợ về tài chính (tiền bạc) hơn những người 55 tuổi trở lên. - Yếu tố công việc : làm việc nhiều giời là nguyên nhân gây lo âu ở 27% người được hỏi.
- Yếu tố các mối quan hệ: những rắc rối liên quan đến gia đình, đến các mối quan hệ là nguyên nhân của lo âu ở 26% trường hợp được hỏi, nhiều nhất ở người từ 18-24.
- Yếu tố tuổi tác: suy nghĩ về tuổi tác càng lúc càng già đi gây lo âu ở 36% người có độ tuổi từ 55 trở lên.
- Nỗi cô đơn : 28% những người trẻ được phỏng vấn, từ 18-24 tuổi trả lời cô đơn là nguyên nhân gây lo âu ở họ, thật bất ngời nó nhiều gấp đôi ở những người được hỏi trên 55 tuổi.
Dấu hiệu nào cho thấy tôi đang bị rối loạn lo âu?
Cuộc sống chứa đầy những biến cố có thể gây stress và nó cũng bình thường khi con người có cảm giác lo âu. Nó có thể tăng lên với những sự kiện quan trọng như thi cử, gặp deadlines trong công việc. Lo âu ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của chúng ta bởi vì nó là một trong những đáp ứng sống còn của tự nhiên. Nó vận động tâm trí và cơ thể chúng ta để đối phó với tình huống cấp của lo âu căng thẳng.
Những triệu chứng cơ thể có thể xảy ra khi mắc rối loạn lo âu:
- Tim đập nhanh, bất thường
- Thở gấp
- Căng cơ hoặc yếu cơ
- Toát mồ hôi
- Đầy bụng
- Tiêu chảy
- Chóng mặt
- Khô miệng
Những triệu chứng tâm thần xảy ra khi mắc rối loạn lo âu:
- Cảm giác lo lắng suốt thời gian
- Khó ngủ
- Thiếu tập trung
- Dễ kích thích
- Trầm cảm
- Mất tự tin
Quản lý điều trị rối loạn lo âu như thế nào?
Một người không thể quyết định dừng lo âu được » (theo Anxiety Carte UK)
Sợ hãi và lo âu có thể sẽ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta. Hầu hết đều có thể vượt qua được mà không gây ảnh hưởng gì.
Cách để tự giúp mình?
- Chia sẻ về nó (taking it through) : chia sẻ tình trạng của bản thân với bạn bè, gia đình; hoặc bất kỳ ai đang gặp vấn đề tương tự. Mặc dù, ban đầu có thể chúng ta hơi e ngại; nhưng chia sẻ là một trong những cách tốt để đối phó với những rắc rối; và có được một người biết lắng nghe chia sẻ của chúng ta cũng giúp được rất nhiều.
- Đối mặt với nỗi sợ hãi : hãy làm những việc mà bạn cho là cần làm; muốn làm, đừng ngại và lẩn trốn. Có những tình huống thật sự không xảy ra theo chiều hướng xấu như chúng ta tưởng tưởng.
- Hiểu rõ về bản thân : ghi chú lại những khi bản cảm thấy lo âu, những gì đã xảy ra. Những yếu tố nào ảnh hưởng làm tăng lo âu của bạn,…Hiểu về chúng và hướng bản thân để ứng phó với chung; sẽ giúp chúng ta chuẩn bị tố hơn với các tình huống có thể gây lo âu cho bạn.
- Thư giãn : yoga, massage, thuốc có thể giúp bạn vượt qua stress.
- Thể dục : tăng hoạt động thể lực giúp tăng nồng độ các chất hóa học ở não giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress cho bạn.
- Dinh dưỡng tốt : ăn nhiều trái cây, rau xanh, tránh thức ăn quá ngọt, caffein, rượu hay thức uống có cồn.
- Tín ngưỡng : nếu bạn có tôn giáo hoặc tín ngưỡng, nó giúp bạn cách để vượt qua stress, lo âu.
Tôi có thể tìm kiếm sự hỗ trợ như thế nào?
Nếu bạn cảm giác lo âu thường trực trong nhiều tuần hoặc có cảm giác như lo âu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn; thì khi đó có thể bạn cần sự giúp đỡ từ y tế, từ các website hữu ích :
- Tâm lý liệu pháp: liệu pháp hành vi nhân thức (CBT) rất hữu ích cho những người có rối loạn lo âu.
- Chánh niệm (mindfulness) : là một dạng khác của CBT tập trung vào sự thay đổi mối quan hệ giữa các cá nhân và suy nghĩ của họ.
- Tự giúp bản thân với sự hướng dẫn : thường dựa trên phương pháp CBT và mục tiêu là giúp bạn hiểu được bản chất tự nhiêu của lo âu và dạy chúng ta những kỹ năng cần thiết để ứng phó với nó.
- Thuốc men : thường dùng trong thời gian ngắn nhất định, và cần kết hợp thêm với các hình thức hỗ trợ điều trị khác như liệu pháp tâm lý kể trên. Các thuốc kê đơn thường được dùng như các thuốc bình thần, giải lo âu tofisopam (Grandaxin®), etifoxin, nhóm chống trầm cảm SSRIs,….
- Nhóm hỗ trợ : được thành lập cho những cá nhân để chia sẻ với nhau cách để đối phó với những căng thẳng, lo âu trong cuộc sống.
Các đơn vị y tế điều trị chuyên khoa
Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia
Địa chỉ: 78, Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (24)38522087-(24)35765344-984104115
Email: vskttqg@vnn.vn – Website: www.nimh.gov.vn
Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương I
Xã Hòa Bình, Huyện Thường Tín, Hà Nội
Điện thoại : 04.33853227 – 04.33850050 – 04.33852902 – 04.33850589 – 04.33853534 – Fax : 04.33853190
Email: bvtttw1@yahoo.com.vn
Website : http://www.bvtttw1.gov.vn
Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 2 |
Địa chỉ: Đường Nguyễn Ái Quốc, KP7, P. Tân Phong, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai |
Điện thoại: (061)3822965 – Fax(061)3819187
Email: bvtttw2@tamthantw2.gov.vn Website: http://tamthantw2.gov.vn/gt.asp |
Bệnh viện Tâm Thần TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP. HCM
Điện thoại: (028) 923467
Email: http://bvtt-tphcm.org.vn/
Website: http://bvtt-tphcm.org.vn/
Bệnh viện Tâm Thần Thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: KV. Bình Hòa A, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 0292 3732 009 – Fax: 0292 3781 437
Email: bvtamthan@cantho.gov.vn
Website: http://bvtamthanct.vn/
Bệnh viện Tâm Thần Huế
Địa chỉ: 39 Phạm Thị Liên – Phường Kim Long – Tỉnh Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234.3523718 – Fax:0234.3518796
Email: bvtt@thuathienhue.gov.vn
Website: https://bvtthan.thuathienhue.gov.vn/
Và
Các Bệnh viện Tâm Thần tại mỗi tỉnh thành khác
* Tài liệu tham khảo: TS.BS. Nguyễn Doãn Phương. BẠN BIẾT GÌ VỀ RỐI LOẠN LO ÂU?; Nhà Xuất Bản Y Học (2019); trang 1-14